Xin chào, lại là Dr. Tiger đây!
Hôm qua trong lúc lả lướt
trên facebook mình vô tình thấy một bạn đăng bài cầu cứu thú cưng của mình do bị
“BÍ TIỂU”. Và chuyện chẳng có gì nếu mình không thấy bình luận của một bạn hướng
dẫn chủ xử lý bằng cách “BÓP BỤNG” giúp bé đi tiểu.
Vậy nên chủ đề hôm nay sẽ
là: “BÍ TIỂU DO SỎI TRÊN THÚ CƯNG”
Với xã hội hiện nay, đa
phần các bạn đều muốn tìm cho mình một người bạn để chăm sóc và chơi đùa sau một
ngày dài mệt mỏi. Với cuộc sống bận rộn, các bạn thường cho cho mình cách nuôi
dễ nhất như cho hạt hoặc các sản phẩm đóng hộp, hay lượng nước hằng ngày mình uống
mình còn không rõ nói chi là thú cưng của mình.
Và đó cũng là một trong
những lí do phổ biến dẫn đến tình trạng sỏi thận, sỏi bàng quang trên thú cưng. Đặc biệt hay gặp nhất ở giống đực.
Vậy làm thế nào để xử lý,
cách nhận biết như thế nào? Cách phòng bệnh ra sao?
Cùng Dr. Tiger theo dõi để nâng cao kiến thức nhé!
BÍ TIỂU DO SỎI TRÊN THÚ CƯNG
1. 1. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bí tiểu như sỏi, Bàng quang giảm hoặc mất chức năng co bóp, hẹp niệu đạo, bệnh lý tuyến tiền liệt, u chèn ép, ung thư. Và một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng bí tiểu trên thú cưng là sỏi (struvite, canxi oxalate, urat,...)
2. Triệu chứng
- Bí tiểu, tiểu nhắc - tiểu
nhiều lần, tiểu không tự chủ, nước tiểu có thể lẫn máu hoặc sỏi li ti
- Con vật rên đau khi đi
tiểu
- Bụng căng, to, đụng vào con vật la đau
3. Phòng bệnh
- Tăng lượng nước uống cho thú cưng
- Hạn chế ăn hạt vào ban đêm, nên đổi khẩu phần sáng hạt chiều thức ăn chế biến
- Giảm lượng hợp chất tạo sỏi trong chế độ ăn uống: Giảm lượng hợp chất tạo sỏi trong chế độ ăn uống: Thực
phẩm chứa nhiều purin gây ra giải phóng axit uric, có thể tích tụ bên trong máu
và làm hỏng chức năng của thận. Nên tránh nội tạng đỏ, cá có vỏ, súp
lơ, nấm, rau bina, các loại đậu, đậu hà lan, nước thịt và thực phẩm nhiều chất
béo. Thức ăn có nhiều muối và đường cũng có thể làm tăng khả năng thú cưng
của bạn bị sỏi thận, vì vậy không nên thêm bất cứ chất phụ gia khi chế biến thức
ăn cho thú cưng của bạn.
- Cung cấp thêm một số loại thuốc hỗ trợ trong quá trình nuôi dưỡng giúp hạn chế sỏi như: Kim tiền thảo, ích thận vương,...
4. Điều trị
- Tùy vào tình trạng của bệnh
mà BSTY sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.
- Khi bé bị bí tiểu cần đến
phòng khám thú y gần nhất để khám và điều trị. Không nên tự ý bóp bàng quang
(bóp bụng) vì có khả năng gây nguy hiểm cho con vật hoặc nếu băt buộc phải cấp
cứu thì cần phải hỏi và làm theo hướng dẫn của BSTY.
Nhận xét
Đăng nhận xét